Ứng dụng GIS và phương pháp thống kê phân tích đánh giá tai nạn giao thông các nước trên thế giới

Ứng dụng GIS – Tai nạn giao thông đường bộ gây chết người là vấn đề được toàn xã hội quan tâm không phải chỉ ở riêng từng nước mà cả thế giới. Tình hình giao thông thế giới rất báo động, trung bình mỗi năm có hơn 1.2 triệu người chết vì tai nạn giao thông đường bộ. Hàng năm số vụ tai nạn giao thông lại tăng lên 10%, nếu không hàng động kị thời tai nạn giao thông đường bộ sẽ là nguyên nhân thứ 3 gây tử vong trên toàn cầu năm 2020. Tìm ra các quốc gia với nguy cơ dẫn tới tai nạn giao thông đường bộ cao là vấn đề cần thiết để mỗi nước có chính sách thích hợp để giảm thiểu tình trạng này

Kết quả phân tích tai nạn giao thông đường bộ trên thế giới
Kết quả phân tích tai nạn giao thông đường bộ trên thế giới

 

Khóa luận “Ứng dụng GIS và thống kê phân tích đánh giá các vụ tai nạn giao thông trên thế giới” với phương pháp ứng dụng thống kê để phân tích mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng tới tai nạn giao thông đường bộ gây chết người, dùng phương pháp phân tích không gian và thể hiện dữ liệu trong GIS, xác định các khu vực có phân bố tai nạn giao thông chết người đường bộ dựa trên các yếu tố, so sánh và đánh giá. Kết quả xác định rằng tai nạn giao thông phân bố chủ yếu ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình, nơi có chất lượng cơ sở hạ tầng cho giao thông và y tế kém. Nhận xét tai nạn giao thông đường bộ là yếu tố có thể kiểm soát và dự báo được nhưng đòi hỏi phải có sự tham gia của nhiều ban ngành khác nhau như giao thông, y tế, giáo dục… Muốn giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ cần cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống người dân thì các phương tiện đi lại an toàn hơn, cải thiện hệ thống chăm sóc sức khỏe sau tai nạn của các bệnh nhân trong tai nạn giao thông. Ngoài ra cần nâng cao nhận thức người dân qua thiết lập và thực thi chính sách pháp luật liên quan đến giao thông đường bộ.

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới (WHO) và ngân hàng thế giới (WB) thì trung bình mỗi năm có hơn 1.2 triệu người chết vì tai nạn giao thông và trong tai nạn đó có khoảng 50 triệu người bị thương. Hàng năm, số vụ tai nạn giao thông lại tăng thêm 10%. Nơi ít tai nạn nhất được ghi nhận ở Tây Âu, tỷ lệ người chết vì tai nạn giao thông là 11 người/100000 dân. Trong khi ở châu Phi và các quốc gia phía đông Địa Trung Hải có tỷ lệ trung bình là 26,3 – 28,3 người/100000 dân. Ở châu Mỹ có đến 134000 người thiệt mạng vì tai nạn giao thông, chiếm hơn 10% của cả thế giới, trong đó Mỹ đứng đầu với 44.000 người, tiếp đến là Brazil, Mexico và Venezuela…(Tường Minh, 2004).

Tình hình tai nạn giao thông đang rất báo động, năm 1990 tai nạn giao thông là nguyên nhân thứ 9 gây tử vong nhưng dự báo đến năm 2020 tai nạn giao thông vươn lên là nguyên nhân thứ 3 về tử vong và bệnh tật (New & View, 1998). Đây là một vấn đề mà dư luận xã hội và các chính quyền các nước đều quan tâm.

Để giải quyết vấn đề này, trong năm 2004 tổ chức y tế thế giới (WHO) và ngân hàng thế giới (WB) đã đưa ra báo cáo về phòng chống tai nạn giao thông. Trong báo cáo này chỉ ra các rủi ro của tai nạn giao thông và cách giảm thiểu các vụ tai nạn. Các chiến dịch an toàn giao thông đang được thúc đẩy mạnh mẽ ở tất cả các nước, nhưng tình hình giao thông thế giới không có nhiều chuyển biến mới.

Gần 90% các vụ tai nạn giao thông xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình (Kelly, 2011). Như vậy tai nạn giao thông có liên quan tới yếu tố gì và nó có quan hệ ra sao, việc xác định mối quan hệ của tai nạn giao thông với các yếu tố khác giúp chúng ta có những biện pháp đúng đắn để giải quyết tình hình. GIS là công cụ có khả năng phân tích và thống kê không gian có thể giúp xác định được mối quan hệ của tai nạn giao thông với các yếu tố kinh tế – xã hội khác. Vì vậy đề tài “Ứng dụng GIS và phương pháp thống kê phân tích đánh giá tai nạn giao thông các nước trên thế giới” được thực hiện nhằm cho thấy tình hình tai nạn giao thông trên thế giới như thế nào.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

  • Mục tiêu chung :
  • Xác định mối quan hệ tai nạn giao thông với các yếu tố kinh tế – xã hội.
  • Mục tiêu cụ thể:
  • Xác định các yếu tố có mối liên quan tới tai nạn giao thông gồm GDP/người, mật độ đường trải nhựa, chi phí đầu tư cho y tế, số phương tiện tham gia giao thông, tỉ lệ tiêu thụ rượu bia và dân số đô thị các quốc gia.
  • Lập bản đồ phân bố tai nạn giao thông đường bộ gây chết người theo các yếu tố.
  • Phân tích, đánh giá.

3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

  • Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
  • Tai nạn giao thông gây chết người trên thế giới.
  • Các yếu tố liên quan tới tai nạn giao thông

+ Trình độ phát triển của các quốc gia (thu nhập bình quân đầu người (theo ngang giá sức mua)).

+ Chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông (mật độ km đường/m2).

+ Số lượng phương tiện tham gia giao thông.

+ Số lượng tiêu thụ rượu bia các nước.

+ Dân số đô thị và chi phí đầu tư cho y tế.

4. NỘI DUNG THỰC HIỆN

  • – Cập nhật bản đồ nền thế giới.
  • Thu thập dữ liệu về tai nạn giao thông.
  • – Thu thập dữ liệu về các số liệu liên quan tới thống kê các hiện tượng kinh tế – xã hội.
  • – Phân tích, thống kê mối quan hệ của từng dữ liệu.
  • – Phân tích không gian các yếu tố.
  • – Thể hiện lên bản đồ và nhận xét.
  • – Đánh giá sự phân bố của đối tượng

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

– Phân tích thống kê: Nhằm xử lý các dữ liệu, tìm ra mối quan hệ giữa các yếu tố. Phân tích hệ số tương quan, phân tích hồi quy đơn biến và đa biến.

– Phân tích không gian, phân tích trọng số

  • Chồng lớp các khu vực theo các yếu tố ảnh hưởng, tìm ra khu vực có tai nạn theo các yếu tố.
  • So sánh bản đồ chồng lớp với bản đồ phân bố thực của tai nạn giao thông đường bộ gây chết người.
  • Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới số người chết do tai nạn giao thông đường bộ. Từ đó xác định cách giảm thiểu số người chết.

LỜI CẢM ƠN

TÓM TẮT

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

4. NỘI DUNG THỰC HIỆN

5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Lịch sử nghiên cứu của đề tài

1.2. Các khái niệm liên quan

1.3. Một số vấn đề liên quan chọn tiêu chí về tai nạn giao thông đường bộ gây chết người

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Hệ thống thông tin địa lý (GIS)

2.1.1 Khái niệm

2.1.2 Các thành phần và chức năng

2.2 Các khái niệm trong phân tích thống kê

2.2.1 Hệ số tương quan

2.2.2 Lí thuyết hồi quy, hàm hồi quy

2.3  Phân tích không gian trong GIS

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP

3.1 Lựa chọn tiêu chí

3.2 Dữ liệu

3.3  Phương pháp thực hiện

3.3.1 Phân tích thống kê

3.3.2  Phân tích hồi quy

3.4. Phân tích trong GIS

3.5.  Phân chia nhóm

3.6. Sơ đồ thực hiện

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ GÂY CHẾT NGƯỜI

4.1.  Phân tích thống kê

4.1.1 Phân tích hệ số tương quan Spearson

4.1.2 Phân tích hồi quy đơn biến

4.1.3.  Phân tích hồi quy đa biến

4.2. Phân tích không gian trong GIS

4.2.1. Tai nạn giao thông đường bộ gây chết người với GDP/người

4.2.2 Tai nạn giao thông đường bộ gây chết người với chi phí đầu tư y tế trên người

4.2.3. Tai nạn giao thông đường bộ gây chết người với số lượng tiêu thụ rượu bia

4.2.4. Tai nạn giao thông đường bộ gây chết người với dân số đô thị

4.2.5. Tai nạn giao thông đường bộ gây chết người với mật độ đường trải nhựa

4.2.6. Tai nạn giao thông đường bộ gây chết người với số lượng phương tiện tham gia giao thông

4.3. Chồng lớp các yếu tố

4.3.1. Chồng lớp theo mô hình đa biến

4.3.2. Chồng lớp dựa trên quan hệ không gian với hệ số tương quan

4.4. Nhận xét kết quả

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN

5.1. Kết quả đạt được

5.2. Hạn chế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Nguồn: Báo cáo Luận văn tốt nghiệp

Nguyễn Thị Tuyết

Chuyên ngành Bản đồ – Viễn thám – GIS

GVHD: Ths. Phạm Bách Việt

Có thể bạn quan tâm

  • Ứng dụng GIS và xu thế phát triển của GIS 1

    Ứng dụng GIS và xu thế phát triển của GIS

    Ứng dụng và xu thế phát triển của GIS nhìn từ tương lai và sự phát triển của công nghệ này vào các ứng dụng trong đời sống xã hội, khoa học ngày càng rộng với mức độ quan tâm ngày càng lớn. I. Ứng dụng của GIS: Ngày nay khi khoa học công nghệ …

  • Ứng dụng GIS trong việc lựa chọn vị trí xây dựng điểm trung chuyển tại TP. Hồ Chí Minh 2

    Ứng dụng GIS trong việc lựa chọn vị trí xây dựng điểm trung chuyển tại TP. Hồ Chí Minh

    Ứng dụng GIS – Từ xưa đến nay, khách hàng là người góp phần làm nên sự thành công của công ty, cũng là mục tiêu đầu tiên mà công ty muốn hướng đến. Chúng ta điều biết, nơi nào có khách hàng thì gần đó có nhu cầu được cung cấp. càng tập trung …

  • Học và làm về Ứng dụng GIS nên quan tâm điều gì? 3

    Học và làm về Ứng dụng GIS nên quan tâm điều gì?

    Ứng dụng GIS là một lĩnh vực khá  mới ở Việt Nam, một số trường, trung tâm đạo tạo về GIS cũng còn hạn chế, chủ yếu ở các trường Đại học lớn như Bách Khoa, Tự Nhiên, Địa Chất, Nhân Văn (TP.HCM) Tài nguyên Môi Trường, Nông Lâm, v.v. Tài liệu, giáo trình về …

  • GIS là gì? Ứng dụng GIS trong các ngành 4

    GIS là gì? Ứng dụng GIS trong các ngành

    GIS là gì? Nhiều người đang, đã và sẽ làm ngành này nhưng có thể chưa biết nhiều về những khái niệm về GIS, cũng như lịch sử ra đời và ứng dụng GIS trong các ngành hiện tại. Sử phát triển của GIS được xem là biết tiến mới trong quản lý không gian …

  • Ứng dụng GIS tính chi phí vận chuyển nguồn nguyên liệu đến nhà máy chế biến cao su tại Bình Phước 8

    Ứng dụng GIS tính chi phí vận chuyển nguồn nguyên liệu đến nhà máy chế biến cao su tại Bình Phước

    Ứng dụng GIS – Ngành cao su nước ta đang có tốc độ phát triển nhanh chóng, Việt Nam là một trong những quốc gia có sản lượng khai thác cao su tự nhiên nhiều nhất thế giới. Bình Phước được xem là thủ phủ của cây cao su, với diện tích hiện có khoảng …

  • Ứng dụng GIS hỗ trợ tra cứu tin du lịch tỉnh Đắk Lắk 9

    Ứng dụng GIS hỗ trợ tra cứu tin du lịch tỉnh Đắk Lắk

    Trong mấy thập kỉ qua, ngành du lịch của nước ta phát triển mạnh mẽ, đa dạng và nhanh chóng trở thành một lĩnh vực hoạt động kinh tế hàng đầu của nước ta. Ứng dụng GIS hỗ trợ tra cứu tin du lịch tỉnh Đắk Lắk Các thông tin về du lịch cơ bản …