Ứng dụng GIS và xu thế phát triển của GIS

Ứng dụng và xu thế phát triển của GIS nhìn từ tương lai và sự phát triển của công nghệ này vào các ứng dụng trong đời sống xã hội, khoa học ngày càng rộng với mức độ quan tâm ngày càng lớn.

I. Ứng dụng của GIS:

Ngày nay khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày một cao hơn thì GIS cũng đuợc áp dụng vào phát triển kinh tế – xã hội thêm phần cấp thiết hơn truớc. Cho đến nay GIS đã được xây dựng hoàn chỉnh với khả năng lưu trữ, quản lý, truy cập, xử lý phân tích và cung cấp thông tin cần thiết để thực thi những quyết định trong nhiều lĩnh vự dịch vụ công cộng, GIS đuợc áp dụng trong hầu hết các lĩnh vực khoa học công nghệ, phục vụ những nhu cầu rất cấp thiết của con người. Mặc dù rất đa dạng và phong phú, các ứng dụng GIS có thể đuợc phân thành ba nhóm:

Ứng dụng và xu thế phát triển của GIS
Ứng dụng và xu thế phát triển của GIS

 

  • Các ứng dụng kiểm kê : Một dự án GIS thuờng đuợc bắt đầu bằng công tác kiểm kê các đối tuợng nghiên cứu tại khu vực đã lực chọn (chẳng hạn các loại rừng, thủy văn, sử dụng đất…)
  • Các ứng dụng phân tích: thực hiện sau khi đã hoàn thành giai đoạn kiểm kê.
  • Các ứng dụng quản lý: Các kỹ thuệt phân tích không gian và xây dựng mô hình ở mức độ cao hơn sẽ hỗ trợ cho các quyết định của các nhà quản lý, lãnh đạo các ban ngành và các cấp chính quyền.
  • Tại Việt Nam, ứng dụng của GIS đuợc thực hiện rất rộng rãi trong quản lý và quy hoạch lãnh thổ, quản lý di sản văn hóa thế giới, trong phát triển đô thị, trong các ngành kinh tế xã hội, trong công tác quản lý, trong giảng dạy và nghiên cứu…
    Tại thành phố Hồ Chí Minh, một ứng dụng mang tính hiệu quá cao trong việc sử dụng công nghệ GIS đó là quản lý và điều hành hệ thống xe buýt trên toàn thành phố, với việc sử dụng công nghệ GIS, trung tâm có thể cùng một lúc điều hành và giám sát toàn bộ các tuyến xe buýt trên phạm vi toàn lãnh thồ thành phố Hồ Chí Minh.

II. Xu thế phát triển của Công nghệ GIS:

GIS và các ứng dụng của nó đang phát triển nhanh chóng: các dịch vụ gắn với địa điểm, kết hợp GIS&GPS hiển thị vị trí nhà hàng, khách sạn, tìm đường được cài vào thiết bị cầm tay (PDA, laptop, mobilephone); các ứng dụng trên bản đồ web (Google Map, Map Quest, Yahoo!, Maps…), truy cập tự do đến kho dữ liệu dịa lý, đặc biệt là không ảnh, cho phép tạo lập các ứng dụng của riêng mình; nghiên cứu sự biến động các quá trình trên trái đất qua năm tháng (sự mở rộng bờ cõi trong lịch sử, biến động đường bờ biển, độ che phủ rừng), tác động của biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng.
Nhận thức đuợc tầm quan trọng và tính hữu ích của GIS, GIS tại Việt Nam đã và đang được ưu tiên đầu tư phát triển và nâng cấp với sự quan tâm lớn lao của các hệ thống thông tin như: Hệ thống thông tin địa lý Tp.Hồ Chí Minh- SAIGOGI; Hệ thống thông tin hiện trạng công nghệ và môi trường của tỉnh Đồng Nai – DONAGIS; Hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý của tỉnh Bến Tre – BETEGIS; Quảng Nam – QANAGIS; Phục vụ quản lý nông nghiệp của thành phố Đà Nẵng – DANAGIS; Hệ thống thông tin địa lý phục vụ phát triển kinh tế tỉnh Bình Dương – BIDOGIS…

GIS ngày càng đựơc đưa vào phát triển kinh tế xã hội, một dự án trong tương lai mà nếu thực hiện sẽ sử dụng công nghệ GIS đó là ứng dụng GIS trong thiết kế bản đồ ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Bên cạnh những khó khăn đang mắc phải thì GIS vẫn đang tung cánh trên nền băng công nghệ chung của Việt Nam, với sự quan tâm và đầu tư nghiên cứu để phát triển thì chắc chắn rằng trong những thập niên tới đây chúng ta sẽ có nhiều hiệu quả to lớn trong việc sử dụng công nghệ GIS trong các lĩnh vực phát triển kinh tế xã hội nói chung, trong nghiên cứu và giảng dạy nói riêng.

Phần kết luận:

Qua quá trình tìm kiếm và thu thập dữ liệu về lịch sử hình thành GIS ở Thế Giới, Việt Nam, Thành Phố Hồ Chí Minh, chúng tôi đã biết được rằng hệ thống thông tin địa lý nó được hình thành không phải ở đâu xa, mà ở ngay trong cuộc sống hàng ngày, do nhu cầu con người muốn sử dụng thời gian tiết kiệm hơn, muốn quản lý mọi thứ tốt hơn…

Trước nhu cầu cần thiết đó con người đã nảy ra ý tưởng xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS) vì thế GIS được hình thành từ rất sớm, ngay từ khi con người biết mở rộng địa bàn cư chú, biết giao thương buôn bán, họ đã phải suy nghĩ tìm đường đi ngắn nhất, họ đã phải suy nghĩ để tìm đường đi sao cho thuận lợi nhất.

Tuy nhiên, phải tới khoảng những năm đầu của thế kỷ XX thì công nghệ GIS mới chính thức được hình thành và ngày càng phát triển hiện đại và lan rộng, do nhu cầu con người ngày càng tăng, điều kiện cơ sở vật chất ngày càng phát triển, khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, và nó còn hứa hẹn một tương lai rộng mở hơn nữa.

Ngoài ra, qua quá trình tìm hiểu về lịch sử hình thành GIS ở Thế Giới, Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi nhận ra rằng quá trình hình thành và phát triển GIS ở Việt nam còn chậm và chưa áp dụng rộng rãi được công nghệ này.
Ở Thế giới, GIS đã được hình thành từ thập niên 80 của thế kỷ XX nhưng mãi đến năm 1960 mới du nhập vào Việt Nam và mãi đến năm 2000 nó mới thực sự đựoc phát triển rộng rãi.

Tuy nhiên hiện nay GIS vẫn chưa được sử dụng một cách triệt để không biết là vì lý do gì? Do kinh phí Việt Nam chưa đủ? hay do khoa học kỹ thuật Việt Nam chưa cao?

Bên cạnh đó chúng tôi đã nghiên cứu lịch sử hình thành GIS ở Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là thành phố có nền kinh tế mạnh nhất ở Việt Nam nhìn chung đã áp dụng được cộng nghệ GIS vào nhiều lĩnh vực như: ứng dụng GIS trong việc quản lý hệ thống giao thông vận tải, quản lý hệ thống các khu du lịch….

Từ những yếu tố thiết thực mà chúng tôi tìm hiểu được trong quá trình nghiên cứu về lịch sử hình thành GIS, chúng tôi thấy GIS được hình thành sớm và ngày càng được lan rộng, tại vì nó đem lại nhiều lợi ích đối với cuộc sống xã hội loài người.

Vì vậy chúng tôi nghĩ cần phải đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào lĩnh vực này. Cố gắng sử dụng và phát huy hết tính năng ưu việt của công nghệ này, để phần nào giúp đất nước bước lên một tầm cao mới với một hệ thống công nghệ hiện đại.

Nguồn: Giáo trình GIS đại cương
GVHD: Văn Ngọc Trúc Phương – Trường ĐHKHXH & NV

Có thể bạn quan tâm