Các thành phần cơ bản của công nghệ GIS. Những thành phần chính của GIS là hệ thống máy tính (computer system), cơ sở dữ liệu không gian địa lý và người sử dụng như được chỉ ra trong hình sau đây:Hệ thống máy tính bao gồm các cấu phần như: phần cứng, phần mềm và các chuỗi phác họa để hỗ trợ cho việc nhập các cơ sở dữ liệu, tiến trình, phân tích, mô hình hóa và phô diễn số liệu không gian.
Các thành phần cơ bản của công nghệ GIS |
1. Phần cứng:
Các máy tính là phần trông thấy được của hệ thống đó có thể là hệ thống dựa trên máy vi tính độc lập hay trạm làm việc được kết nối. Cần phải cân nhắc các yếu tố thời gian như mục đích của hệ thống, quy mô của dự án, dung luợng của cơ sở dữ liệu và chi phí đầu tư cho phép.
2. Phần mềm:
Cần phải có các phần mềm cơ bản được lựa chọn dựa vào mục đích và quy mô của cơ sở dữ liệu cần quản lý. Hiện nay, có nhiều phần mềm GIS phổ biến đã đuợc thuơng mại hóa, mỗi phần mềm có thế mạnh riêng. Các phần mềm phổ biến nhất hiện nay là: ARC/INFO, Mapinfo, Arcview, ArcGIS, Microstation, ENVI, IDRISI, ILWIS…
3. Nguồn thông tin:
Các loại bản đồ như bản đò địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, các dữ liệu điều tra, dữ liệu từ các trạm theo dõi môi truờng… các nguồn thông tin phải cung cấp, các thông tin mà hệ thống yêu cầu như tọa độ địa lý, quy mô, thuộc tính (đặc điểm), các mối quan hệ (tại sao và như thế nào?).
4. Con người
Đây là thành phần quan trọng nhất. Cần phải có một đội ngũ đuợc đào tạo một cách căn bản về máy tính, lập trình, quản lý cơ sở dữ liệu và thực hiện các thao tác số hóa, quản lý và kết xuất dữ liệu theo yêu cầu. Những ngưòi làm công tác quản lý hệ thống thông tin địa lý cần có khả năng nhận định về tính chính xác, phạm vi suy diễn thôngt tin và kết nối các mảng thông tin trong hệ thống.
5. Mô hình:
Trong quan hệ không gian – thời gian, mô hình giúp cải thiện hiểu biết từ nghèo nàn sang phong phú, đồng thời cũng tăng dần tính phức tạp của mô hình. Các cấp độ thời gian có thể là hàng ngày, theo mùa, hàng năm và thập kỉ. Các cấp độ không gian có thể biến thiên từ địa điểm lên khu vực lớn hơn. Có nhiều loại mô hình khác nhau, nhưng chung quy lại để phân biệt các mô hình đuợc gọi là “ngẫu nhiên” (Stochastic). Và các mô hình “tất định” (Deterministic) thì dựa vào các đặc trưng sau: mô hình ngẫu nhiên; mô hình tất định; mô hình nhận thức, mô hình toán học; mô hình tóan lý hóa.